Sàn gỗ công nghiệp cao cấp tại Hà Nội.
Hiện nay, Sàn gỗ công nghiệp đang là sản phẩm vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Với cấu tạo đặc biệt, sàn gỗ công nghiệp đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.
Sàn gỗ công nghiệp cao cấp theo chuẩn chất lượng châu Âu có cấu tạo gồm 5 thành phần chính: Lớp bề mặt trong suốt, lớp phim tạo vân gỗ, lớp lõi gỗ HDF, lớp lót dưới cùng và hệ thống hèm khóa.
1. Lớp bề mặt
Lớp bề mặt được làm bằng vật liệu đặc biệt trong suốt Melamine resins cùng với sợi thủy tinh được ép nhiệt độ cao. Lớp bề mặt có tác dụng ổn định lớp bề mặt sàn gỗ, tạo bề mặt vững chắc.
Lớp bề mặt đặc biệt giúp sàn gỗ công nghiệp chịu nước, chống xước, chống va đập, phai màu và sự xâm nhập của các vi khuẩn, mối mọt, chống lại các tác dụng của hoá chất.
Những sàn gỗ chất lượng tốt sẽ có bề mặt tốt và được đo bằng chỉ số AC, từ AC1 – AC5, sàn gỗ công nghiệp tốt thường có chỉ số AC4, AC5 như sàn gỗ công nghiệp Thụy Sĩ, Đức, Malaysia,… Sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc thường chỉ có AC2, AC3.
2. Lớp phim tạo vân gỗ
Sàn gỗ công nghiệp có màu sắc và vân gỗ tự nhiên là nhờ có lớp phim tạo vân này. Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, hiện đại,có thể tạo ra những sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cao cấp có vân gỗ và màu sắc không khác gì so với sàn gỗ tự nhiên.
Lớp phim tạo vân gỗ được lớp bề mặt bảo vệ nên sàn gỗ bền màu, luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
3. Lớp lõi HDF
Sàn gỗ công nghiệp cao cấp có lớp lõi bằng gỗ HDF (High Density Flywood) được tạo thành bởi 80 – 85% chất liệu là gỗ tự nhiên, kết hợp với phần còn lại là các phụ gia giúp làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Sàn gỗ có chất lượng tốt được phản ánh chủ yếu ở chất lượng lớp bề mặt và lớp lõi HDF. Lớp lõi gỗ HDF càng tốt thì độ cứng của sàn gỗ càng cao, tăng khả năng chịu va đập, chống biến dạng của sàn gỗ.
4. Lớp tráng dưới cùng
Lớp dưới cùng của ván sàn gỗ được làm từ vật liệu tổng hợp đặc biệt. Công dụng của lớp này chủ yếu là giúp ổn định bề mặt dưới của sàn gỗ, giúp sàn gỗ thích hợp với nền và chống ẩm thấp, hơi nước bốc lên từ nền.
Ngoài 4 lớp chính thì cấu tạo sàn gỗ công nghiệp còn có hệ thống hèm khóa. Tất cả các loại sàn gỗ công nghiệp đều có sử dụng hèm khóa ở cạnh để thuận tiện cho việc lắp đặt và tháo dỡ sàn gỗ. Bạn có thể lắp đặt sàn gỗ mà không cần dùng đến keo.
Chúng ta có thể nhận biết sàn gỗ công nghiệp cao cấp bằng nhiều cách khác nhau như qua cấu tạo sàn gỗ, khả năng chống xước, khả năng chịu nước của sàn gỗ,…
Nhận biết qua cấu tạo sàn gỗ:
– Sàn gỗ công nghiệp cao cấp thường có bề mặt vân gỗ sần hoặc bề mặt nhám ghi, mang phong cách của người phương Tây. Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp cao cấp có thêm lớp chống ẩm bên dưới bề mặt có màu xám sáng hoặc vàng nâu. Sàn gỗ công nghiệp loại thường không có những đặc điểm này.
– Sàn gỗ công nghiệp loại thường, chất lượng thấp hơn như sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc có bề mặt vân gỗ trơn bóng. Màu sắc ván sàn và lớp chống ẩm của sàn gỗ thường có màu vàng hoặc đỏ, đỏ thẫm.
Nhận biết qua khả năng chống nước và chịu nước của sàn gỗ
- Khả năng chịu nước: Sàn gỗ công nghiệp cao cấp thường có khả năng chịu nước ít nhất là 8 – 10 giờ và có thể lên đến 72 giờ ở sàn gỗ Thụy Sỹ Kronoswiss mà không bị phồng rộp, cong vênh. Nhưng sàn gỗ công nghiệp thường hoặc kém chất lượng chỉ cần ngâm trong nước 3 – 5 tiếng sẽ bị dãn nở và có hiện tượng phồng rộp. Để kiểm nghiệm điều này, bạn có thể lấy trực tiếp tấm ván sàn gỗ đem ngâm vào nước.
-Khả năng chống xước tốt, với bề mặt AC3 – AC5, bạn có thể dùng chìa khóa xe máy hay một vật kim loại bất kì cào lên bề mặt sàn gỗ, với sàn gỗ công nghiệp cao cấp, bề mặt không bị trầy xước nhưng với sàn gỗ loại thường sẽ bị xước bề mặt.
Khi đi mua sàn gỗ công nghiệp, bạn cần kiểm tra kĩ càng đặc điểm trên, tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, không chính hãng.
>>> xem ngay những mẫu sàn gỗ công nghiệp đang được nhiều người ưa chuộng.
Sàn gỗ công nghiệp cao cấp tại Hà Nội.
Reviewed by sàn gỗ đạt thành
on
tháng 4 20, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào