Những điều cơ bản cần biết về ván sàn gỗ công nghiệp
Như các bạn đã biết, hiện nay nhu cầu sử dụng đồ nội thất bằng gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nhân tạo như ván sàn gỗ đang ngày một tăng cao. Đó là do gỗ tự nhiên đang ngày một khan hiếm, không đủ để cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người. Trong khi đó, với trình độ khoa học kĩ thuật phát triển thì những sản phẩm gỗ công nghiệp ngày càng có chất lượng cao. Nếu bạn đang có ý định mua ván sàn gỗ thì hãy tìm hiểu một số điều cơ bản về loại gỗ này nhé.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về cấu tạo của ván sàn gỗ:
Lớp trên cùng của gỗ ván sàn thường là lớp có tráng oxit, chính là lớp phủ bề mặt, nhằm bảo vệ lớp phim và ổn định bề mặt. Lớp bề mặt tưởng như mỏng này còn giúp sàn gỗ vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác dụng của hoá chất đối với ván sàn gỗ nói chung và lớp này cũng giúp sàn gỗ được lau chùi và bảo dưỡng dễ dàng hơn.
Kế tiếp là lớp phim mô phỏng vân gỗ. Các vân gỗ này có được chính là do ảnh chụp vân gỗ tự nhiên sau đó ép lại. Có rất nhiều loại màu sắc và vân gỗ tự nhiên được tạo ra do vậy mà khách hàng có rất rất nhiều sự lựa chọn về các kiểu vân gỗ và màu sắc khác nhau. Bạn sẽ không cần lo lắng khi cần mua những loại vân gỗ sáng hay tối màu. Do đã được bảo vệ từ lớp phủ bề mặt nên lớp vân gỗ này luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
Lớp thứ ba là lớp lõi gỗ ép mật độ cao. Lớp gỗ này được thêm một lớp keo đặc biệt để nâng cao khả năng chịu nước và tăng độ bền cho sản phẩm.
Lớp cuối cùng là lớp nhựa mỏng để chống lại độ ẩm, ngăn ngừa sự cong vênh của thanh ván sàn.
Ván sàn gỗ công nghiệp có những đặc tính gì?
Để quyết định có mua ván sàn gỗ hay không bạn hãy xem các đặc tính dưới đây của ván sàn gỗ xem nó có chinh phục bạn không nhé.
Ván sàn gỗ thường có cường độ chịu mài mòn, ký hiệu từ AC1 đến AC5. Đây là thông số quan trọng quyết định sản phẩm đó lát ở đâu. Khi mua sản phẩm ván sàn gỗ, bạn nên tìm hiểu về thông tin này vì thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt.
Độ dày sản phẩm ván sàn gỗ thường dày từ 0,6cm đến 1,2cm. Độ dày này là chỉ số liên quan đến tính ổn định của sàn khi được lát liên tục trên một diện tích lớn. Sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Thông thường với độ dày 0,8cm sẽ thích hợp với mục đích sử dụng trong gia đình và 1,2 cm sẽ phù hợp với nơi công cộng.
Khả năng chịu va đập với ký hiệu từ IC1 đến IC2 là thông số đảm bảo giúp sàn gỗ của bạn sẽ không bị biến dạng khi có vật nặng bất kì bị rơi xuống sàn.
Gỗ ván sàn có thể lát thẳng lên bất cứ một mặt phẳng nào mà không cần dùng đến hệ thống xương dầm như gỗ tự nhiên.Tuy nhiên bạn cũng nên kiểm tra lại mặt sàn của mình đã tương đối phẳng chưa và nên nhớ đừng chênh lệch quá 4 mm cho mỗi khoảng cách 2 m bất kỳ. Nếu mặt sàn nhà bạn vừa láng xi măng thì ít phải chờ ít nhất 2 tuần cho khô hẳn trước khi lắp đặt.
Ván sàn gỗ còn có dòng sản phẩm vân sần. Hệ vân này được tạo sần với công nghệ cao khiến sản phẩm sàn gỗ trở nên tự nhiên hơn, gần gũi hơn với người sử dụng.
Chất lượng của các loại gỗ ván sàn còn nằm ở chất lượng và độ vững chắc của các khóa nối. Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại khóa nối đơn hoặc 2 click. Ngoài ra, công nghệ khóa nối V hay khóa nối 3 chiều cũng đã ra đời và đang được sử dụng cho hệ sàn gỗ thế hệ mới trên các thị trường châu Âu và Mỹ.
Một tính năng tuyệt vời nữa của ván gỗ công nghiệp là khả năng chống cháy tốt vì nó khó bắt lửa, ngay khi bạn làm rơi điếu thuốc xuống sàn cũng không cần lo lắng quá nhiều.
>>> Click tìm hiểu thêm về sàn gỗ cao cấp chất lượng của Đạt Thành nhé!
Những điều cơ bản cần biết về ván sàn gỗ công nghiệp
Reviewed by sàn gỗ đạt thành
on
tháng 6 23, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào